Trái ngược với hình thức mua/bán cầu thủ, cho mượn là dạng chuyển nhượng có thời hạn tạm thời, nhằm giúp một cầu thủ chuyển sang một đội bóng khác hòng có nhiều thời gian chơi bóng hơn. Trong trường hợp các cầu thủ thích nghi và tỏa sáng, họ có thể dễ dàng được gọi trở về đội bóng chủ quản và đóng một vai trò khác.
J-League 2024 đã chứng kiến rất nhiều trường hợp cầu thủ cho mượn nhưng lại tỏa sáng rực rỡ và trở thành một phần không thể thay thế. Hãy cùng ketquabongdatructuyen điểm qua 6 cái tên đáng chú ý dưới đây.
1. Fuki Yamada (Tiền Vệ/Tokyo Verdy) – một trong 6 cầu thủ cho mượn xuất sắc
Là sản phẩm của lò đào tạo Kyoto Sanga, Fuki Yamada được gọi lên đội 1 từ năm 2020, khi anh chỉ mới 19 tuổi. Tuy vậy trong những mùa giải tiếp theo, cầu thủ sinh năm 2001 gặp nhiều khó khăn trong việc chen chân vào đội hình chính.
>> Xem thêm: lịch thi đấu bóng dsas hôm nay, nhan định bóng đá hôm nay
Ở mùa giải năm nay, Fuki Yamada được mang tới Tokyo Verdy với danh nghĩa cầu thủ cho mượn, đội bóng mới vừa thăng hạng trở lại J-League sau nhiều năm. Sang môi trường mới, Fuki Yamada thi đấu như cá gặp nước và góp công vào 3 bàn thắng sau 9 trận ra sân tại J-League, giúp đội bóng của anh xếp hạng 12, trong khi Kyoto Sanga lại đang xếp bét bảng.
Phong độ ấn tượng của Fuki Yamada còn được thể hiện ở giải đấu U23 Asian Cup 2024, khi cầu thủ này ghi dấu ấn bằng 2 bàn thắng và 1 kiến tạo, góp công không nhỏ vào chức vô địch.
Fuki Yamada sở hữu cái chân trái kĩ thuật. Bên cạnh đó, khả năng chơi bóng lắt léo và những đường chuyền chuẩn xác cũng là những thế mạnh của tài năng này. Trong bối cảnh Kyoto đang gặp khó tại J-League, Fuki Yamada có thể được gọi về để cải thiện thành tích đội nhà.
2. Ryotaro Araki (Tiền Đạo/FC Tokyo) chuyển sang FC Tokyo dưới dạng cầu thủ cho mượn
Ryotaro Araki gây ấn tượng mạnh ở giải đấu danh cho các đội thuộc trường đại học, sau đó anh lọt vào mắt xanh của Kashima Antlers, để rồi chuyển tới đây với một bản hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên. Ở mùa giải 2020/21, Ryotaro Araki tỏa sáng rực rỡ với 10 bàn thắng và 7 kiến tạo sau 36 trận.
Tuy vậy, mọi chuyện diễn ra không được suôn sẻ cho Ryotaro Araki ở những mùa giải tiếp theo. Chuyển sang khoác áo số 10 và được xem như là hạt nhân của đội bóng, cầu thủ sinh năm 2002 bất ngờ dính chấn thương đĩa đệm và phải ngồi ngoài phần lớn thời gian của mùa giải, khiến cho những đóng góp trên sân cỏ ít dần. Sang mùa giải năm nay, Araki quyết định chuyển sang FC Tokyo dưới dạng cầu thủ cho mượn, và quyết định này hiện tại đang vô cùng sáng suốt.
Xem thêm: kq bóng đá
Bản năng săn bàn của Ryotaro Araki đã được tái hiện ở mùa giải năm nay, khi anh bo túi 6 bàn thắng chỉ trong 8 trận đấu. Bên cạnh đó, cầu thủ này còn đóng góp 1 pha lập công và 2 kiến tạo trong chiến dịch U23 Asian Cup cùng U23 Nhật Bản. Với phong độ tốt cùng những dấu hiệu hồi phục, Ryotaro Araki hứa hẹn sẽ là trụ cột của Kashima Antlers ở mùa giải sau.
3. Oh Se-hun (Tiền Đạo/Machida Zelvia)
Trái ngược với hai cái tên kể trên, thời điểm ban đầu trong sự nghiệp bóng đá của Oh Se-hun trải qua nhiều biến động. Trở về Ulsan HD sau khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Oh Se-hun đóng góp 7 bàn thắng trong 19 trận ra sân. Tuy vậy, thời gian thi đấu ít dần buộc anh phải ra đi, chyển đến Shimizu S-Pulse ở mùa đông năm 2022.
Mọi chuyện cũng không hề khá hơn ở những năm đầu trên đất Nhật Bản, khi Oh Se-hun không được trao nhiều cơ hội đá chính, buộc anh phải chuyển đến Machida Zelvia theo dạng cầu thủ cho mượn. Tại đây, Oh Se-hun bất ngờ tỏa sáng và trở thành một trong những tiền đạo nguy hiểm hàng đầu của giải đấu.
Với chiều cao 1m93, cầu thủ sinh năm 1999 tỏ ra lợi hại trong những pha không chiến. Ngoài ra, khả năng tì đè cũng sự liên kết tốt với hàng tiền vệ giúp Oh Se-hun trở thành cái tên quen thuộc trên hàng công. Với 6 bàn thắng cùng 1 kiến tạo sau 15 trận, cầu thủ này ghi dấu ấn đậm nét cho ngôi đầu bảng của đội bóng mới vừa thăng hạng.
Thay vì phải thi đấu ở giải hạng 2, Oh Se-hun đã bất ngờ vụt sáng và đua vô địch tại J-League, điều này không những chứng minh được tài năng của cầu thủ người Hàn Quốc, mà còn giúp anh tìm được một bến đỗ mới với tham vọng lớn hơn.
4. Itsuki Someno (Tiền đạo/Tokyo Verdy) chuyển tới Tokyo Verdy dưới dạng cầu thủ cho mượn
Chuyển tới Tokyo Verdy dưới dạng cầu thủ cho mượn ở mùa giải năm nay là lần thứ 2 của Itsuki Someno. Trước đây, cầu thủ sinh năm 2001 cũng gia nhập đội bóng áo xanh lá ở mùa giải 2023.
Ở mùa giải năm nay, Itsuki Someno có mặt ở tất cả các trận đấu cho Tokyo Verdy tại J-League, ngoại trừ trận đối đầu với đội chủ quản Kashima Antlers. Chơi cao nhất ở hàng công, Itsuki Someno không chỉ thể hiện khả năng săn bàn với 4 bàn sau 14 trận, mà còn thể hiện sự năng nổ của mình trong việc phá vỡ hàng phòng ngự đối phương. Đây là điều khiến HLV Jofuku Hiroshi đặt niềm tin vào cậu học trò, bất chấp anh sẽ hết hạn hơp đồng vào tháng 1 năm sau.
5. Kosei Tani (Thủ Môn/Machida Zelvia)
Machida Zelvia đang bay cao ở mùa giải năm nay với thành tích chỉ 11 bàn thua, điều này có công không nhỏ của Kosei Tani, người gác đền thi đấu cho họ dưới dạng cho mượn từ Gamba Osaka.
Ở mùa giải 2023, Kosei Tani, khi đó còn chơi cho Gamba Osaka, không thể cạnh tranh một vị trí bắt chính. Sau đó, anh có một quãng thời gian ngắn gia nhập FCV Dendel EH đang chơi tại giải hạng 2 của Bỉ, nhằm có nhiều thời gian ra sân hơn, tuy nhiên Kosei Tani kết thúc quãng thời gian xuất ngoại của mình bằng vỏn vẹn 2 lần đứng trong khung gỗ.
Trở về Gamba Osaka và chuyển sang Machida, cầu thủ này nắm lấy cơ hội trở thành người gác đền số 1 của đội bóng mới vừa thăng hạng. Sau 14 trận ra sân, Kosei Tani có 7 lần giữ sạch lưới. Nhờ vào sải tay dài và khả năng phán đoán chính xác, không ít lần Kosei Tani đã cứu Machida Zelvia những bàn thua trông thấy.
Mục tiêu của thủ môn sinh năm 2000 đó là quay trở lại ĐTQG, khi lần gần nhất anh được triệu tập là vào tháng 7 năm 2022. Với phong độ ấn tượng như hiện tại, không loại trừ khả năng Kosei Tani sẽ có tên trong đợt tập trung sắp tới.
6. Kai Shibato (Tiền Vệ Phòng Ngự/Machida Zelvia) cũng đươc chuyển sang Machida Zelvia dưới dạng cầu thủ cho mượn
Thành công của Machida Zelvia ở mùa giải năm nay mang dấu ấn rất lớn của hàng phòng ngự. Bên cạnh thủ môn Kosei Tani, họ còn may mắn hưởng lợi nhờ phong độ cao của một cái tên được cho mượn khác – Kai Shibato.
Từ ban đầu, Kai là cầu thủ trụ cột của Urawa Reds. Ở mùa giải 2021, cầu thủ này tiến bộ vượt bậc và được trao số áo 22 huyền thoại ngay sau đó.
Tuy nhiên, mọi chuyển trở nên xấu đi ở mùa giải 2023, khi thời gian ra sân của Kai Shibato ít dần. Như một lẽ dĩ nhiên, cầu thủ này quyết định ra đi, chuyển sang Machida Zelvia dưới dạng cầu thủ cho mượn.
Trong màu áo mới, Kai Shibato dù là cầu thủ cho mượn nhưng lại chơi như lên đồng và trở thành một sự lựa chọn không thể thay thế. Cùng với Keiya Sento, cả hai trở thành cặp đôi ăn ý khu vực giữa sân, làm nhiệm vụ dọn dẹp và ngăn chặn đường bóng của đội thủ, góp công lớn vào thành tích 11 bàn thua kể từ đầu mùa.
Với phong độ ấn tượng như hiện tại, Machida Zelvia đang lên kế hoạch mua đứt và biến anh trở thành trụ cột ở những năm tới. Bản thân Kai Shibato cũng sẽ đứng trước những sự lựa chọn khó xử, liệu anh sẽ quay trở về đội bóng năm xưa, hay chuyển sang Machida Zelvia?